[ GÓC HỎI - ĐÁP] Chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa có hiệu quả không?

June 8, 2022

Không đơn thuần chỉ là một thức uống làm mát cơ thể và giải khát trong những ngày he oi bước. Nước dửa tươi còn mang đến cho cơ thể vô vàn lợi ích thiết thực, đặc biệt với người bệnh viêm tiết niệu. Bài viết sau, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa có thật sự hiệu quả?

Chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa có hiệu quả?

Viêm đường tiết niệu là gì? Có nguy hiểm không?

Nước dừa chữa viêm đường tiết niệu có hiệu quả không là băn khoăn của khá nhiều người. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu và giải đáp cho thắc mắc này, chúng ta cần phải biết viêm đường tiết niệu là bệnh gì và gây hại thế nào với sức khỏe.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Hiểu một cách vô cùng đơn giản, viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại hệ thống tiết niệu. Theo nhiều nghiên cứu, có đến hơn 80% trường hợp mắc bệnh lý này do sự xâm nhập của chủng vi khuẩn E.coli, lậu cầu,...

Khi chúng đi vào bàng quang, niệu đạo,... sẽ sinh sôi, phát triển và gây tổn thương niêm mạc tại như cơ quan này. Nếu không điều trị sớm, sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Lúc này, đa phần người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: tiểu buốt rắt, khó tiểu, tiểu ra máu, kèm theo căng tức bàng quang.

Thống kê cho thấy, viêm đường tiết niệu gặp chủ yếu ở đối tượng nữ giới. Bởi phụ nữ có cấu tạo sinh dục khá đặc biệt, ngoài ra thói quen vệ sinh của họ của tác động đến bệnh lý này khá nhiều.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu

Khi mắc phải viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình sau:

  • Tiểu buốt rắt: Phải nói rằng, tiểu buốt rắt là biểu hiện gặp rất nhiều ở bệnh nhân bị viêm nhiễm tiết niệu.
  • Rối loạn tiểu tiện: Dễ hiểu hơn thì đây là cảm giác buồn tiểu thường xuyên, liên tục nhưng mỗi lần đi tiểu với lượng rất ít, thậm chí không tiểu ra nước.
  • Ngứa ngáy vùng kín: Khi tiết niệu bị viêm, bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy và cực kỳ khó chịu.
  • Đổi màu nước tiểu: Nước tiểu bình thường có màu trắng trong hoặc hơi vàng nhạt. Do vậy, khi bị viêm, nước này sẽ chuyển sang màu đục, đôi khi lẫn cặn, thậm chí có cả máu.
  • Ngoài ra: Căng tức bàng quang, mỏi thắt lưng, đau bụng dưới.
Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu

Uống nước dừa chữa viêm đường tiết niệu có thật sự tốt không?

Viêm đường tiết niệu uống nước dừa được không? Sau khi đã hiểu hơn về bệnh lý viêm tiết niệu, chúng ta sẽ tìm hiểu về công dụng của nước dừa đối với bệnh này.

Dừa là cây lớn, có tên khoa học là Cocos nucifera. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra, trong nước dừa có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt hơn, nước dừa nổi tiếng nhờ công dụng thải độc, làm tan sỏi thận. Ngoài ra, còn giúp làm sạch và thoáng đường tiểu, bàng quang, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân viêm đường tiết niệu.

Theo nghiên cứu, nước dừa chứa ít chất béo, calo nhưng lại dồi dào chất khoáng như canxi, phospho, magie, kali, natri,... Cụ thể, trong 240 gam nước dừa có chứa:

  • 9 gam carbohydrate
  • 3 gam chất xơ
  • 2 gam protein
  • 15% magie theo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
  • Ngoài ra còn có : mangan, vitamin C, canxi, natri, kali,....

Tóm lại, nước dừa có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Ngoài, ra nước này còn điều trị được một bệnh thông thường như sốt thương hàn, cảm lạnh,...

Uống nước dừa chữa viêm đường tiết niệu có thật sự tốt không?

Một số cách chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa được chia sẻ rộng rãi

Ở phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số phương pháp chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm.

Cách sử dụng nước dừa chữa viêm đường tiết niệu

Như đã chia sẻ và phân tích ở trên, viêm đường tiết niệu uống nước dừa rất tốt. Cách làm này không chỉ mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe mà còn đào thải được đáng kể độc tố và chất cặn bã ra ngoài. Đây chính là cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà cực kỳ hiệu quả.

Bởi vậy, nếu bạn đang bị viêm tiết niệu hành hạ, hãy uống nước dừa thường xuyên để xoa dịu những triệu chứng khó chịu như khó tiểu, tiểu buốt rắt. Không chỉ thế, nước dừa có vị ngọt thanh mát, hoàn toàn không đắng hay khó uống như “ vị thuốc” khác.

Cách sử dụng cực kỳ đơn giản như sau: Bạn chỉ cần dùng một quả dừa tươi. Chặt ra rồi thu lấy phần nước dừa phía trong. Hương vị và dưỡng chất từ dừa sẽ được hấp thụ một cách trọn vẹn và tốt nhất vào cơ thể người bệnh.

Với phương pháp này, bạn cần lưu ý thêm, không nên để nước dừa qua đêm ở nhiệt độ phòng. Bởi lúc này nước dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường, đồng thời đã mất đi một phần dưỡng chất cần thiết.

Các chuyên gia khuyên rằng, bãn không nên uống nhiều hơn một quả dừa mỗi ngày. Bởi lượng đường trong dừa có thể làm tăng nồng độ Cholesterol, từ đó gây hệ lụy tiểu đường hoặc sỏi mật.

Cách sử dụng nước dừa chữa viêm đường tiết niệu

Rau ngổ kết hợp nước dừa chữa viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu nên uống gì? Việc uống nước dừa đơn thuần sẽ giúp người bệnh thanh lọc đáng kể độc tố, từ đó giải độc, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm tiết niệu. Vậy nhưng khi kết hợp rau ngổ với nước dừa sẽ giúp cho cơ thể được tăng cường gấp đôi tác dụng ngăn ngừa viêm.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, rau ngổ có thành phần dồi dào các dưỡng chất gồm các vitamin, nước, tinh dầu. Nhưng chất này có tác dụng làm tan dần sỏi thận và các chất cặn bã trong đường niệu.

Bên cạnh đó, Y học cổ truyền cũng ghi nhận rằng, rau ngổ giúp sát khuẩn, chống viêm và giảm đau hữu hiệu. Nhờ đó, bài thuốc dân gian từ rau ngổ và nước dừa được nhiều người tin tưởng và lựa chọn trong các trường hợp viêm tiết niệu và bệnh lý liên quan.

Nguyên liệu cần chuẩn bi:

  • 1 quả dừa tươi
  • 1 kg rau ngổ tươi
  • Nước sạch

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rau ngổ rửa sạch, để ráo nước. Bạn nên lấy phần tươi ngon, bỏ đi phần bị dập úng, khô héo,...

Bước 2: Dưa chặt lấy nước cốt bên trong.

Bước 3: Cho rau ngô vào máy xay sinh tố. Thêm nước dừa vào. Xay nhuyễn.

Bước 4: Lọc qua rây, giữ lại phần nước bỏ bã.

Rau ngổ kết hợp nước dừa chữa viêm đường tiết niệu

Người bệnh viêm tiết niệu hoặc sỏi thận, sỏi mật nên chia bài thuốc trên làm ba lần uống mỗi ngày. Tốt nhất nên uống trước ăn từ 30 - 60 phút để cải thiện dấu hiệu bệnh. Chắc chắn sau khi sử dụng liên tục một tuần, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi tích cực của cơ thể.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa và cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi có tên gọi khác là cỏ mực. Theo quan niệm Đông y, cỏ này có vị ngọt, tính hàn. Quy kinh chủ yếu vào tỳ, vị. Công dụng chính giải độc, thanh nhiệt, bổ thận gan,.. Dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm nhiễm khuẩn, xuất huyết, đau dạ dày.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu Y học hiện đại đã chứng minh, thành phần cỏ nhọ nồi có chứa lượng lớn tinh dầu, tanin, alcaloid, chất đắng,... Ngoài ra còn có: saponin, thiophen, sitosterol, wedelolacton,...

Nguyên liệu cần chuẩn bị, gồm có:

  • 100 gam cỏ nhọ nồi
  • 100 gam cỏ mần trầu
  • 50 gam gừng khô
  • Ba chén nước dừa tươi
Chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa và cỏ nhọ nồi

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu kể trên, để ráo nước.

Bước 2: Thái nhỏ nguyên liệu, cho vào chảo, sao khô lê.

Bước 3: Cho ba chén nước dừa tươi nguyên chất vào. Đun khoảng 15 - 20 phút.

Người bệnh viêm tiết niệu nên uống bài thuốc trên ngày 2 lần để nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng bệnh đang gặp.

Lưu ý khi sử dụng nước dừa chữa viêm đường tiết niệu

Chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa là phương pháp dân gian an toàn, đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng cách làm này, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:

  • Chỉ nên uống trung bình 1 quả dừa mỗi ngày. Không nên uống quá nhiều, bởi điều này có thể tác động tiêu cực lên khả năng bài tiết của thận. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp thấp,...
  • Nước dừa mặc dù tốt cho sức khỏe. Nhưng hoàn toàn không có tác dụng điều trị nhanh chóng như thuốc Tây y, tân dược. Bởi vậy, đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả mong muốn.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng hoặc phối hợp với thuốc khác.
  • Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh đường tiểu. Cụ thể là viêm đường tiết niệu.
  • Nên hạn chế ăn các đồ ăn nhanh, cay nóng, thức uống có cồn, gas như rượu bia, caffein,...
  • Tăng cường vận động thể lực, nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng nước dừa chữa viêm đường tiết niệu

Cải thiện viêm đường tiết niệu nhờ phương pháp từ thảo dược thiên nhiên

Bị viêm đường tiết niệu uống gì? Bên cạnh những phương pháp trên, các chuyên gia cũng khuyên dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên. Trong đó sản phẩm thảo dược được nhiều người tin dùng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh.

Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Có thể kể đến nhưu cao Ích trí nhân, cao Đẳng sâm, cao Bạch mao căn, cao Thỏ ty tử…. Từ đó giúp cải thiện rối loạn chức năng bàng quang, bổ thận, tăng cường chức năng thận.

Bảo Niệu Đức Thịnh dành cho người bị thận yếu. Người bị tiểu són, tiểu không tự chủ, đái dầm, tiểu nhiều, tiểu đêm. Sản phẩm dùng được cho trẻ từ 6 tuổi trở lên đến người lớn.

Với những thành công đạt được, Bảo Niệu Đức Thịnh đã vượt qua hàng ngàn hồ sơ nhận được bằng khen và cúp vàng “Top 100 Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng Đất Việt 2019” do chính người tiêu dùng bình chọn.

Hướng dẫn sử dụng Bảo Niệu Đức Thịnh:

  • Trẻ em từ 6-10 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-4 viên.
  • Trẻ em từ 11-14 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-6 viên.
  • Trẻ trên 14 tuổi và người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6 viên.

Kết luận

Chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa là cách làm dễ thực hiện, đơn giản. Mong rằng, những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thể gợi ý để giảm hiệu quả các triệu chứng do bệnh tiết niệu gây ra.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ Hotline: 0839.898.089 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ bạn nhé!

Grow your business.
Today is the day to build the business of your dreams. Share your mission with the world — and blow your customers away.
Start Now