Kháng sinh ra đời làm thay đổi toàn bộ nền y học trên thế giới. Kháng sinh giúp chống lại vi khuẩn, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, được sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nếu không có kháng sinh thì loài người phải đối mặt với các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nghiêm trọng và có nguy cơ diệt vong. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, kháng sinh là con dao hai lưỡi có thể gây nguy hại đến tính mạng.
Kháng sinh được hiểu là thuốc chống lại vi khuẩn, kìm hãm sự phát triển lây lan của chúng và có thể tiêu diệt chúng. Kháng sinh có tác dụng khác nhau trên từng chủng vi khuẩn, kháng sinh có tác dụng với nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng, một số kháng sinh có tác dụng với một chủng vi khuẩn nhất định được gọi là kháng sinh phổ hẹp. Nói rằng kháng sinh là con dao hai lưỡi vì kháng sinh có tác dụng rất nhanh nhưng đồng thời cũng có nhiều tác dụng phụ.
Thuốc kháng sinh có khả năng chống lại vi khuẩn, kìm hãm sự phát triển lây lan của chúng và tiêu diệt chúng. Một số nhóm kháng sinh kìm hãm sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn: Kháng sinh nhóm Penicillin, nhóm Cephalosporin, kháng sinh nhóm Lincosamid, kháng sinh nhóm Phenicol,…..Một số nhóm kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn như: Kháng sinh nhóm Macrolid, nhóm Aminoglycosid….
Kháng sinh thường được dùng để điều trị các bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn, các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm đường hô hấp, viêm xoang, viêm họng, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn răng, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn hô hấp trên, nhiễm khuẩn hô hấp dưới,....
Ngoài ra, kháng sinh như Nystatin, Ketoconazol, Griseophunvin,... có khả năng chống nấm, diệt nấm ký sinh ngoài da và trong niêm mạc. Được dùng để điều trị nấm ký sinh trên da như nấm tóc, nấm kẽ ngón tay, nấm kẽ ngón chân, nấm âm đạo…..
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, kháng sinh cũng vậy. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh chính là câu trả lời cho câu hỏi vì sao nói thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi. Dưới đây là một số tác dụng không mong muốn có thể gặp.
Ở một số trường hợp, uống kháng sinh gây ra phản ứng dị ứng nghiệm trọng gọi là sốc phản vệ. Sốc phản vệ thường xảy ra với kháng sinh dạng tiêm và diễn biến rất nhanh, có khi ngay tại thời điểm tiêm thuốc hoặc trong vòng 15 phút đến 1 tiếng sau khi tiêm. Sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Chính bởi vậy, các chuyên gia y tế thường tiêm một lượng nhỏ kháng sinh để thử phản ứng của người bệnh trước khi cho điều trị bằng kháng sinh.
Kháng sinh có thể gây ra những thay đổi trong máu của bạn ví dụ như giảm số lượng bạch cầu, giảm tiểu cầu,....Điều này có thể gây chảy máu, bầm tím và làm chậm quá trình đông máu. Tác dụng phụ này khá hiếm gặp.
Thận có chức năng đào thải các chất độc hại bao gồm cả thuốc ra khỏi máu và cơ thể qua nước tiểu. Kháng sinh có thể quá tải với thận và làm hỏng thận đối với những người mắc bệnh thận.
Cùng với sự phát triển của thuốc kháng sinh thì vi khuẩn cũng đã phát triển mạnh mẽ và biến thể thành nhiều chủng mới có khả năng chống lại thuốc kháng sinh, phát triển nhanh và lây lan mạnh hơn. Thuốc kháng sinh thông thường lúc này không còn tác dụng nữa mà cần loại thuốc kháng sinh mạnh hơn. Một số bệnh nhiễm trùng do chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, không đáp ứng với bất cứ loại thuốc kháng sinh nào hiện có. Từ đó nhiễm trùng có thể nặng hơn do chưa có thuốc điều trị kịp thời và có thể gây tử vong.
XEM THÊM:
Kháng sinh là gì? Lợi ích và nguy hại khi sử dụng
Tác dụng của kháng sinh tự nhiên là gì? 7 loại kháng sinh tự nhiên phổ biến nhất
Kháng kháng sinh nguy hiểm không kém đại dịch COVID-19
Những loại cây có kháng sinh tự nhiên có thể bạn chưa biết
Kháng sinh tự nhiên bảo vệ hệ HÔ HẤP từ XUYÊN TÂM LIÊN
Kháng sinh không phải thuốc có tác dụng với tất cả các bệnh. Kháng sinh chỉ có tác dụng với các bệnh do vi khuẩn gây ra. Kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác. Vi sinh vật gồm nhiều loại, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm. Ví dụ: Virus cúm thường gây ra ho và cảm lạnh, vi khuẩn phế cầu có thể gây viêm phổi, nấm có có thể gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, có một số bệnh là do nhiều vi sinh vật gây ra. Chẳng hạn như: viêm họng có thể do cả vi khuẩn hoặc virus.
Dùng kháng sinh khi không cần thiết sẽ khiến vi khuẩn phát triển biến thể mạnh hơn kháng lại kháng sinh, làm cho kháng sinh không còn tác dụng. Vì vậy, người bệnh cần chủ động đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Rất nhiều người bệnh có tâm lý muốn nhanh khỏi bệnh nên tự ý thay đổi liều lượng cao hơn, thời gian uống gần nhau hơn,... Hoặc có người chỉ mới có triệu chứng nhẹ đã tự ý mua kháng sinh về uống. Điều này là sai lầm. Kháng sinh cần được sử dụng hợp lý, cần thiết, từng bệnh sẽ đi với từng loại kháng sinh khác nhau. Bên cạnh đó việc sử dụng đúng loại kháng sinh, đúng liều lượng, đúng thời gian và cách dùng cũng rất quan trọng:
Không dùng kháng sinh được kê cho người khác. Cơ thể mỗi người là khác nhau, kháng sinh này có thể phù hợp với người này nhưng không hợp với người kia. Dùng sai thuốc có thể làm chậm quá trình điều trị bệnh cũng như những tác dụng phụ không mong muốn.
Kháng sinh cũng như các loại thuốc khác, đều có tác dụng và tác dụng phụ không mong muốn đi kèm. Mọi người cần có những kiến thức cần thiết về loại thuốc này, khi có bệnh cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán chính xác và được điều trị đúng cách, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, thay vì dùng thuốc kháng sinh thì chúng ta có thể dùng kháng sinh tự nhiên điển hình là sản phẩm Phytocine được bào chế từ các loại thảo dược có tính kháng sinh mạnh với nhiều chủng vi khuẩn: xuyên tâm liên, tỏi, gừng gió, mật ong, thanh ngâm. Nhờ các thảo dược này, Phytocine không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, sốt, đau rát họng, ho có đờm, khàn tiếng do viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi mà còn giúp nâng cao đề kháng hệ hô hấp.
Qua bài viết kháng sinh là con dao hai lưỡi này, hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc kháng sinh để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.