Trẻ hay ho khan về đêm - nguyên nhân và cách chữa trị

May 9, 2022

Trẻ ho khan ban đêm, ho nhiều khi ngủ, ho kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến không ít bố mẹ lo lắng. Trẻ hay ho khan về đêm còn là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm liên quan tới đường hô hấp và thực quản. Hơn nữa, trẻ ho khi ngủ đặc biệt là vào ban đêm thường không thể tự điều chỉnh được cơn ho của mình. Vậy nên cha mẹ cần có sự can thiệp kịp thời để giảm tình trạng ho giúp trẻ dễ chịu hơn.

Ho khan về đêm là bệnh gì? Triệu chứng trẻ ho khan về đêm

Trẻ bị ho là một trong những hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra trong 3 năm đầu đời của bé. Bởi khi đó sức đề kháng của bé còn non nớt nên vi khuẩn, vi rút dễ tấn công gây tình trạng ho.

Ho không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp. Hoặc là phản ứng tự nhiên của cơ thể bé với các tác nhân bên ngoài hoặc các tác nhân bên trong cơ thể.

Bé có thể bị chảy nước mũi, đờm dễ đọng lại trong họng khiến trẻ ho dữ dội về đêm. Ban ngày, khi bé hoạt động nhiều thì các chất nhầy dễ dàng bị đào thảo ra ngoài. Lúc này, mẹ sẽ thấy bé ho ít hoặc hầu như không ho mấy.

Trẻ ho về đêm là bệnh gì?

Khi đêm đến, bé ngủ. Lúc này các dịch nhầy đọng lại trong họng nhiều khiến cho bé ho với tần suất thường xuyên hơn. Đây là lý do thường gặp của hiện tượng trẻ bị ho khan nhiều về đêm.

Nhưng nếu trẻ ho nhiều về đêm một cách bất thường như ho dai dẳng lâu ngày không khỏi. Ho kèm tiếng rít hoặc tiếng bất thường khi thở, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc các bệnh về hô hấp.

Nguyên nhân khiến trẻ hay ho khan về đêm

Trẻ em rất dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp bởi hệ miễn dịch của các bé còn chưa hoàn thiện. Trẻ hay ho khan về đêm là triệu chứng phổ biến mà rất nhiều bé mắc phải. Trẻ ho đêm có thể do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả các tác nhân kích hoạt cơn ho bên ngoài và các tác nhân bên trong cơ thể.

Nhiệt độ xuống thấp khiến trẻ ho khan về đêm

Vào ban đêm, nhiệt độ không khí thường giảm đi khá nhiều so với ban ngày. Kết hợp với độ ẩm không khí thấp khiến cổ họng của bé dễ bị khô và kích ứng. Trời mùa hè nóng bức, các bé thường ngủ trong phòng điều hòa không khí cũng bị khô. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ ho về đêm, ho khi ngủ.

Trẻ hay ho về đêm do tư thế ngủ chưa đúng

Trẻ cứ nằm ngủ là ho do tư thế ngủ có đúng không? Tư thế ngủ cũng có tác động tới tình trạng ho khi ngủ của bé. Khi ngủ trẻ không được gối đầu hoặc tư thế đầu nằm quá thấp sẽ làm cho chất nhầy và dịch mũi chảy xuống phía cổ họng gây kích ứng họng khiến bé bị ho.

[caption id="attachment_4334" align="aligncenter" width="700"]

Trẻ sơ sinh bị ho khan về đêm - Tư thế ngủ ảnh hưởng đến trẻ bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho khan về đêm - Tư thế ngủ ảnh hưởng đến trẻ bị ho[/caption]

Trẻ ho khan về đêm do phòng ngủ không sạch sẽ

Phòng ngủ không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn, tù túng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho nhiều. Đặc biệt là những gia đình có thú cưng trong nhà nhưng không dọn dẹp lông thú thường xuyên. Hoặc nơi vệ sinh của các con vật gần với phòng ngủ của bé. Các vật dụng trẻ hay cầm nắm, chăn gối hoặc thú bông bị ám bụi bẩn có thể khiến trẻ ho nhiều.

Dị ứng khiến trẻ ho dữ dội về đêm

Phấn hoa, lông chó mèo, hay mạt bụi chính là tác nhân dị ứng thường gặp nhất ở các bé. Các bé thích nô đùa cùng thú cưng thì triệu chứng ho có thể dễ khởi phát hơn. Nếu nguyên nhân trẻ ho nhiều là do dị ứng thì thường đi kèm các triệu chứng khác như nóng rát ở cổ họng, ngứa mũi, hắt hơi, ngứa mắt.

Bệnh hen suyễn khiến bé ho khan về đêm

Trẻ bị bệnh hen suyễn cũng gây ho dữ dội về đêm. Dấu hiệu nhận biết là bé bị ho khan từng cơn rất khó chịu khi thời tiết thay đổi hay trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Trẻ hay ho về đêm - nguyên nhân có thể là bị hen suyễn

Bệnh lý này còn khiến cho đường thở của trẻ bị viêm và thu hẹp. Cùng với đó, trẻ còn bị nghẹt mũi và khó thở khi ngủ. Nếu trẻ ho về đêm là do hen suyễn thì mẹ có thể nhận thấy các triệu chứng khác ở trẻ như thở khò khè, đau thắt ngực, mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trung…

Viêm xoang là nguyên nhân trẻ ho về đêm thở khò khè

Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang bị viêm nhiễm. Bệnh này có thể phát sinh ở bất kỳ đối tượng nào bao gồm cả trẻ em. Viêm xoang phù nề có thể làm tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị nghẹt tắc mũi.

Ban đêm khi ngủ, dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng bé. Tình trạng này làm cho niêm mạc họng của bé bị kích ứng khiến trẻ ho nhiều về đêm thậm chí là ho từng cơn dữ dội. Nếu bé bị đau nhức trán, hai bên gò má, chảy dịch mũi màu vàng lục kèm mùi hôi, khó thở… ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để chữa trị kịp thời.

Trẻ ho khan về đêm do viêm họng

Là tình trạng cổ họng của bé bị vi rút tấn công gây viêm nhiễm. Viêm họng có thể khiến trẻ bị ho về đêm khi ngủ do cổ họng bị kích ứng. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể nhận biết ho do viêm họng như ngứa cổ họng, sốt cao, đau đầu và sưng hạch bạch huyết,…

Viêm họng khiến trẻ bị ngứa cổ họng ho về đêm

Trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân trẻ cứ nằm ngủ là ho

Đa phần khi trẻ bị ho khan kéo dài vào ban đêm, ba mẹ sẽ nghĩ ngay đến các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi axit dịch vị bị trào ngược lên thực quản, sẽ tự động gây kích thích đến hệ thần kinh trong đường khí quản. Điều này khiến cho khí quản của bé bị căng cứng và làm cho bé ho khan về đêm.

Các vấn đề khác khiến trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý trên thì tình trạng trẻ ho khan ngứa cổ về đêm cũng dễ khởi phát hơn khi có những tác nhân khác đồng kích hoạt. Trong khi ngủ, không khí quá khô, ăn muộn, trẻ ăn quá no. Cùng với phòng ngủ mất vệ sinh, nhịp sinh học của cơ thể bị thay đổi đột ngột, có dị vật đường thở… đều có thể là trở thành tác nhân khiến trẻ ho khan, ho từng cơn về đêm.

Ngoài ra, những vấn đề sức khỏe khác như bệnh lao phổi, ho gà, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản,…cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ở một số bé.

>>XEM THÊM

Ho lâu ngày ban đêm phải làm sao? Bác sĩ gợi ý 11 cách xử lý cực hiệu quả

Cách chữa ho về đêm cho bà bầu và mẹo trị ho đêm cho bé

Trẻ bị viêm họng sốt về đêm – dấu hiệu nhận biết bệnh không thể chủ quan

Ho khan là gì? Triệu chứng ho khan là như thế nào? Cần làm gì khi bị ho khan?

Cách chữa cho trẻ hay ho khan về đêm

Tình trạng trẻ hay ho khan về đêm nếu để kéo dài quá lâu sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bé. Ho khiến bé khó ngủ, ngủ không sâu dẫn đến tình trạng quấy khóc, mệt mỏi, chậm lớn. Ngoài ra nếu nguyên nhân gây ho là các vấn đề bệnh lý thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu ba mẹ không can thiệp kịp thời và đúng cách.

Vậy trẻ ho đêm phải làm sao? Nếu nguyên nhân gây ho của bé là các tác nhân bên ngoài như thời tiết, virus, dị ứng lông mèo....mà không phải do bệnh lý, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị ho khan về đêm an toàn dưới đây:

Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý

  • Thường xuyên dùng nước muối sinh lý để rửa sạch mũi của trẻ. Đồng thời hút mũi cho trẻ khi có quá nhiều giúp đường thở của bé được thông thoáng.
  • Sử dụng máy phun sương mini tạo độ ẩm cho không khí để hạn chế gây kích thích cho niêm mạc mũi họng của trẻ.
  • Giữ cho không gian sống của trẻ luôn được sạch sẽ, thoáng mát. Loại bỏ hết các tác nhân dễ gây kích ứng như phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá, bụi bẩn,…
Trẻ bị ho khan về đêm nhỏ nước muối sinh lý

Gối đầu trẻ cao hơn

  • Khi ngủ vào ban đêm bạn nên đặt bé nằm trên gối cao hơn bình thường. Việc đó sẽ giúp đường hô hấp của bé mở, thông thoáng và ngăn ngừa các chất nhầy làm kích ứng, bít tắc cổ họng.
  • Một hành động nhỏ này của ba mẹ có thể góp phần làm giảm bớt tình trạng ho của con và giúp con thoải mái hơn khi ngủ.

Giữ độ ẩm đường thở

  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột, quá lạnh hoặc quá nóng cũng gây một số bất lợi cho đường thở.
  • Nhiệt độ lạnh hay nóng từ điều hòa, từ quạt điện và máy sưởi... có thể khiến cơn ho của bé trở nên trầm trọng hơn bởi chúng làm cho đường thở bị khô.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí hoặc đặt một chậu nước nhỏ trong phòng sẽ giúp cho không khí không bị khô và ẩm hơn.
Giữ ấm đường thở giúp trẻ hết ho đêm

Thoa dầu nóng vào huyệt dũng tuyền

  • Đây là một cách trị bé ho vào ban đêm khi ngủ được ghi chép lại theo dân gian và y học cổ truyền.
  • Huyệt dũng tuyền là huyệt đạo nằm ở vị trí lõm của hai lòng bàn chân.
  • Khi thoa dầu nóng lên huyệt này sẽ khí huyết lưu thông. Thực hiện cách này nhiều lần sẽ giảm ho rõ rệt.

Dùng mật ong trước khi đi ngủ

Cho bé uống một chút trà nóng cùng nước cốt chanh và mật ong giúp giảm màng nhầy bên trong cổ họng, giảm ho cho bé về đêm và bảo vệ đường hô hấp hiệu quả hơn.

Cách chữa trẻ ho về đêm bằng quất

  • Nguyên liệu các mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 5-7 quả quất chín
  • Quất mua về đem rửa sạch, bổ đôi quả quất rồi tách phần hạt, cho vào bát đường phèn.
  • Đem hấp trong nồi cơm (khi cơm đã cạn nước) hoặc đem hấp cách thủy.
  • Hấp chín xong lấy nước quất còn ấm cho trẻ uống. Chỉ cần từ 3-5 quả quất là có thể dùng 3 lần trong ngày.

Húng chanh trị trẻ em hay ho khan về đêm

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá húng chanh rồi rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Cho thêm khoảng 10ml nước sôi vào hòa đều. Chờ trong khoảng 10 phút để cho nước hòa trộn với lá húng chanh rồi vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần.
  • Húng lá chanh có vị đắng nên mẹ có thể pha chút đường phèn để trẻ dễ uống.
  • Tinh dầu trong lá húng chanh có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp, nhất là viêm phế quản. Vì vậy, có thể dùng tinh dầu để chữa viêm phế quản cho bé.
Húng chanh - cách chữa ho về đêm cho trẻ

Chữa trẻ ho khan về đêm bằng hoa hồng trắng

  • Hồng trắng chứa nhiều vitamin, tinh dầu hoa giúp cho việc chữa ho nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Dùng 4g cánh hoa hồng trắng trộn cùng với một thìa đường phèn, cho vào trong bát để hấp nồi cơm hoặc chưng cách thủy. Đợi cánh hoa hồng ra nước rồi lấy cho trẻ uống.
  • Ngoài ra có thể dùng cách trị ho cho trẻ nhỏ nữa là: quất chín, cánh hoa hồng và 1/2 thìa mật ong cho vào hấp cách thủy để lấy nước uống. Cho bé uống 4 lần một ngày sẽ thấy tình trạng ho về đêm giảm đi nhanh chóng.

Trẻ ho về đêm uống thuốc gì?

Nếu ba mẹ đã thử các cách trên mà tình trạng của bé vẫn không giảm thì nên cho trẻ uống thuốc gì? Ba mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng kháng sinh. Mặc dù các loại kháng sinh có thể chữa ho nhanh chóng nhưng có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, ba mẹ cần chọn những sản phẩm chức năng có chiết xuất từ thảo dược vừa an toàn vừa điều trị hiệu quả cho bé.

Phytocine - Bảo vệ hệ hô hấp của bé

Phytocine là dòng được các bác sỹ khuyên dùng cho các bé có triệu chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ các loại thảo dược và vị thuốc quý như: xuyên tâm liên, cây thanh ngâm, tỏi, gừng gió, mật ong...rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ho mãn tính...Ngoài ra còn tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

Các thành phần của Phytocine đã được kiểm nghiệm an toàn và hiệu quả với trẻ từ 6 tuổi trở lên. Chỉ cần dùng 1-2 liệu trình sức khỏe của bé sẽ được nâng cao rất nhiều.

Trên đây là một số thông tin về cách chữa cho trẻ hay ho khan về đêm. Hy vọng bài viết hữu ích với các mẹ đang có con gặp phải tình trạng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào xin liên hệ theo số hotline: 087.904.8866 để được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn, giải đáp sớm nhất. Chúc mẹ và các bé luôn khỏe mạnh!

Grow your business.
Today is the day to build the business of your dreams. Share your mission with the world — and blow your customers away.
Start Now