Trẻ ho khan ban đêm, ho nhiều khi ngủ, ho kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến không ít bố mẹ lo lắng. Trẻ hay ho khan về đêm còn là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm liên quan tới đường hô hấp và thực quản. Hơn nữa, trẻ ho khi ngủ đặc biệt là vào ban đêm thường không thể tự điều chỉnh được cơn ho của mình. Vậy nên cha mẹ cần có sự can thiệp kịp thời để giảm tình trạng ho giúp trẻ dễ chịu hơn.
Trẻ bị ho là một trong những hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra trong 3 năm đầu đời của bé. Bởi khi đó sức đề kháng của bé còn non nớt nên vi khuẩn, vi rút dễ tấn công gây tình trạng ho.
Ho không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp. Hoặc là phản ứng tự nhiên của cơ thể bé với các tác nhân bên ngoài hoặc các tác nhân bên trong cơ thể.
Bé có thể bị chảy nước mũi, đờm dễ đọng lại trong họng khiến trẻ ho dữ dội về đêm. Ban ngày, khi bé hoạt động nhiều thì các chất nhầy dễ dàng bị đào thảo ra ngoài. Lúc này, mẹ sẽ thấy bé ho ít hoặc hầu như không ho mấy.
Khi đêm đến, bé ngủ. Lúc này các dịch nhầy đọng lại trong họng nhiều khiến cho bé ho với tần suất thường xuyên hơn. Đây là lý do thường gặp của hiện tượng trẻ bị ho khan nhiều về đêm.
Nhưng nếu trẻ ho nhiều về đêm một cách bất thường như ho dai dẳng lâu ngày không khỏi. Ho kèm tiếng rít hoặc tiếng bất thường khi thở, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc các bệnh về hô hấp.
Trẻ em rất dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp bởi hệ miễn dịch của các bé còn chưa hoàn thiện. Trẻ hay ho khan về đêm là triệu chứng phổ biến mà rất nhiều bé mắc phải. Trẻ ho đêm có thể do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả các tác nhân kích hoạt cơn ho bên ngoài và các tác nhân bên trong cơ thể.
Vào ban đêm, nhiệt độ không khí thường giảm đi khá nhiều so với ban ngày. Kết hợp với độ ẩm không khí thấp khiến cổ họng của bé dễ bị khô và kích ứng. Trời mùa hè nóng bức, các bé thường ngủ trong phòng điều hòa không khí cũng bị khô. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ ho về đêm, ho khi ngủ.
Trẻ cứ nằm ngủ là ho do tư thế ngủ có đúng không? Tư thế ngủ cũng có tác động tới tình trạng ho khi ngủ của bé. Khi ngủ trẻ không được gối đầu hoặc tư thế đầu nằm quá thấp sẽ làm cho chất nhầy và dịch mũi chảy xuống phía cổ họng gây kích ứng họng khiến bé bị ho.
Vì sao trẻ hay ho về đêm? Phòng ngủ không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn, tù túng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho nhiều. Đặc biệt là những gia đình có thú cưng trong nhà nhưng không dọn dẹp lông thú thường xuyên. Hoặc nơi vệ sinh của các con vật gần với phòng ngủ của bé. Các vật dụng trẻ hay cầm nắm, chăn gối hoặc thú bông bị ám bụi bẩn có thể khiến trẻ ho nhiều.
Phấn hoa, lông chó mèo, hay mạt bụi chính là tác nhân dị ứng thường gặp nhất ở các bé. Các bé thích nô đùa cùng thú cưng thì triệu chứng ho có thể dễ khởi phát hơn. Nếu nguyên nhân trẻ ho nhiều là do dị ứng thì thường đi kèm các triệu chứng khác như nóng rát ở cổ họng, ngứa mũi, hắt hơi, ngứa mắt.
Trẻ bị bệnh hen suyễn cũng gây ho dữ dội về đêm. Dấu hiệu nhận biết là bé bị ho khan từng cơn rất khó chịu khi thời tiết thay đổi hay trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Bệnh lý này còn khiến cho đường thở của trẻ bị viêm và thu hẹp. Cùng với đó, trẻ còn bị nghẹt mũi và khó thở khi ngủ. Nếu trẻ ho về đêm là do hen suyễn thì mẹ có thể nhận thấy các triệu chứng khác ở trẻ như thở khò khè, đau thắt ngực, mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trung…
Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang bị viêm nhiễm. Bệnh này có thể phát sinh ở bất kỳ đối tượng nào bao gồm cả trẻ em. Viêm xoang phù nề có thể làm tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị nghẹt tắc mũi.
Ban đêm khi ngủ, dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng bé. Tình trạng này làm cho niêm mạc họng của bé bị kích ứng khiến trẻ ho nhiều về đêm thậm chí là ho từng cơn dữ dội. Nếu bé bị đau nhức trán, hai bên gò má, chảy dịch mũi màu vàng lục kèm mùi hôi, khó thở… ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để chữa trị kịp thời.
Là tình trạng cổ họng của bé bị vi rút tấn công gây viêm nhiễm. Viêm họng có thể khiến trẻ bị ho về đêm khi ngủ do cổ họng bị kích ứng. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể nhận biết ho do viêm họng như ngứa cổ họng, sốt cao, đau đầu và sưng hạch bạch huyết,…
Đa phần khi trẻ bị ho khan kéo dài vào ban đêm, ba mẹ sẽ nghĩ ngay đến các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi axit dịch vị bị trào ngược lên thực quản, sẽ tự động gây kích thích đến hệ thần kinh trong đường khí quản. Điều này khiến cho khí quản của bé bị căng cứng và làm cho bé ho khan về đêm.
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý trên thì tình trạng trẻ ho khan ngứa cổ về đêm cũng dễ khởi phát hơn khi có những tác nhân khác đồng kích hoạt. Trong khi ngủ, không khí quá khô, ăn muộn, trẻ ăn quá no. Cùng với phòng ngủ mất vệ sinh, nhịp sinh học của cơ thể bị thay đổi đột ngột, có dị vật đường thở… đều có thể là trở thành tác nhân khiến trẻ ho khan, ho từng cơn về đêm.
Ngoài ra, những vấn đề sức khỏe khác như bệnh lao phổi, ho gà, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản,…cũng có thể là nguyên nhân trẻ em ho về đêm.
>>XEM THÊM
Ho lâu ngày ban đêm phải làm sao? Bác sĩ gợi ý 11 cách xử lý cực hiệu quả
Cách chữa ho về đêm cho bà bầu và mẹo trị ho đêm cho bé
Trẻ bị viêm họng sốt về đêm – dấu hiệu nhận biết bệnh không thể chủ quan
Ho khan là gì? Triệu chứng ho khan là như thế nào? Cần làm gì khi bị ho khan?
Trẻ ho về đêm phải làm sao? Tình trạng trẻ hay ho khan về đêm nếu để kéo dài quá lâu sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bé. Ho khiến bé khó ngủ, ngủ không sâu dẫn đến tình trạng quấy khóc, mệt mỏi, chậm lớn. Ngoài ra nếu nguyên nhân gây ho là các vấn đề bệnh lý thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu ba mẹ không can thiệp kịp thời và đúng cách.
Vậy trẻ ho đêm phải làm sao? Nếu nguyên nhân gây ho của bé là các tác nhân bên ngoài như thời tiết, virus, dị ứng lông mèo....mà không phải do bệnh lý, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị ho khan về đêm an toàn dưới đây:
Cho bé uống một chút trà nóng cùng nước cốt chanh và mật ong giúp giảm màng nhầy bên trong cổ họng, giảm ho cho bé về đêm và bảo vệ đường hô hấp hiệu quả hơn.
Nếu ba mẹ đã thử các cách trên mà tình trạng của bé vẫn không giảm thì nên cho trẻ uống thuốc gì? Ba mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng kháng sinh. Mặc dù các loại kháng sinh có thể chữa ho nhanh chóng nhưng có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, ba mẹ cần chọn những sản phẩm chức năng có chiết xuất từ thảo dược vừa an toàn vừa điều trị hiệu quả cho bé.
Phytocine là dòng được các bác sỹ khuyên dùng cho các bé có triệu chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ các loại thảo dược và vị thuốc quý như: xuyên tâm liên, cây thanh ngâm, tỏi, gừng gió, mật ong...rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ho mãn tính...Ngoài ra còn tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.
Các thành phần của Phytocine đã được kiểm nghiệm an toàn và hiệu quả với trẻ từ 6 tuổi trở lên. Chỉ cần dùng 1-2 liệu trình sức khỏe của bé sẽ được nâng cao rất nhiều.
Trên đây là một số thông tin về cách chữa cho trẻ hay ho khan về đêm. Hy vọng bài viết hữu ích với các mẹ đang có con gặp phải tình trạng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào xin liên hệ theo số hotline: 087.904.8866 để được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn, giải đáp sớm nhất. Chúc mẹ và các bé luôn khỏe mạnh!