Viêm phế quản phổi thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ suy nhược, người già, những người đã trải qua phẫu thuật cũng có thể mắc bệnh này. aVậy viêm phế quản phổi có phải là viêm phổi không? Bệnh này có nguy hiểm không, triệu chứng viêm phế quản phổi là gì và cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được Phytocine giải đáp qua bài viết ngay dưới đây:
Viêm phế quản phổi có tên tiếng anh là bronchopneumonia, là một loại bệnh truyền nhiễm gây nhiễm trùng phổi. Nó xảy ra khi vi rút, vi khuẩn hoặc nấm gây viêm và nhiễm trùng ở phế nang (hay còn gọi là túi khí nhỏ) ở trong phổi.
Phế quản là các đường ống dẫn khí lớn kết nối khí quản với phổi. Sau đó các phế quản này tách thành nhiều ống khí nhỏ được gọi là tiểu phế quản, tạo nên phổi. Ở cuối các tiểu phế quản là những túi khí nhỏ gọi là phế nang, nơi diễn ra quá trình trao đổi oxy từ phổi và carbon dioxide từ máu.
Viêm phế quản phổi là như thế nào? Bệnh gây ra tình trạng viêm ở phổi dẫn đến các phế nang này chứa đầy chất lỏng. Chất lỏng này chính là nguyên nhân làm suy giảm chức năng bình thường của phổi, gây ra một loạt các vấn đề về hô hấp của người bệnh. Viêm phế quản phổi là một dạng viêm phổi làm ảnh hưởng đến các phế nang trong phổi và phế quản.
Để biết viêm phế quản phổi là bệnh gì và viêm phế quản phổi có phải là viêm phổi không thì hãy đi xem triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng của viêm phế quản phổi có thể từ nhẹ đến nặng và có những biểu hiện khác nhau ở người lớn và trẻ em.
Các triệu chứng bệnh viêm phế quản phổi có thể giống một số loại viêm phổi khác.
Chẩn đoán viêm phế quản phổi với tình trạng bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm, có thể trở nên trầm trọng hơn trong vài ngày sau đó. Các triệu chứng bao gồm: sốt, ho có đờm, khó thở, tức ngực, thở nhanh, đổ mồ hôi.
Ngoài ra người bệnh có thể bị ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, viêm màng phổi hoặc đau ngực, buồn nôn do ho quá nhiều. Người bị thường mệt mỏi, nặng hơn là lú lẫn, mất phương hướng, mê sảng đặc biệt ở người lớn tuổi. Viêm phế quản phổi có bị sốt không? Một số trường hợp người bị bệnh có thể bị sốt.
Trẻ em và trẻ sơ sinh có thể có các biểu hiện bệnh, triệu chứng khác nhau. Trong khi ho là triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất, ngoài ra trẻ cũng có thể gặp một số tình trạng khác như: tim đập nhanh, nồng độ oxy trong máu thấp, co rút cơ ngực.
Bé có thể cáu gắt, giảm hứng thú với việc ăn uống kể cả là các món ưa thích. Một số bé có thể bị sốt với nhiệt độ cao trên 39 độ C, tắc nghẽn mạch và khó ngủ. Vậy viêm phế quản phổi có phải là viêm phổi không? Câu trả lời là không, triệu chứng viêm phổi thường nặng hơn nhiều so với viêm phế quản phổi. Đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi hoặc những người mắc bệnh lý phổi khác. Viêm phế quản phổi chỉ là một tình trạng gây viêm phổi.
Viêm phế quản phổi nặng hoặc không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc bị ức chế. Vì phổi ảnh hưởng trực tiếp đến việc hô hấp của một người nên việc phế quản phổi bị tổn thương là vấn đề nghiêm trọng.
Nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây tử vong. Trẻ bị viêm phế quản phổi có nguy hiểm không? Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới vào năm 2015 có tới 920.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do các bệnh liên quan đến phổi. Tỷ lệ lớn trong đó là do viêm phế quản phổi gây ra. Từ đó có thể thấy đây là một căn bệnh nguy hiểm cha mẹ không được phép chủ quan. Các biến chứng do viêm phế quản phổi gây ra bao gồm:
Viêm phế quản phổi là bệnh truyền nhiễm nên có thể lây lan một cách nhanh chóng và dễ dàng từ người qua người. Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, trẻ em và người cao tuổi, già yếu, hoặc người đã trải qua các cuộc phẫu thuật.
Nếu không có một biện pháp phòng tránh nào, nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm phế quản sẽ rất cao. Người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hoặc sống trong môi trường có mầm bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao. Vi rút hợp bào có thể lây truyền từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp khi ho, hắt hơi. Ngoài ra còn lây qua việc bắt tay hoặc bị hít vào khi đang nói chuyện với người bị bệnh.
Khi bạn sử dụng chung một số đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh viêm phế quản phổi như bát, chén, díp đánh răng, khăn mặt thì khả năng bị lây nhiễm virus gây bệnh cũng rất cao. Một số nghiên cứu về vi rút gây viêm phế quản phổi đã chỉ ra rằng, các loại vi rút này có khả năng sống sót ngoài cơ thể người lên tới vài giờ.
Chúng có thể sống 2-3 tiếng trên các đồ dùng sinh hoạt hoặc các vật dụng như mặt bàn, đồ chơi hay quần áo. Nếu vô tình để mắt, mũi hay miệng chạm vào đồ vật bị nhiễm vi rút thì rất có thể bạn sẽ bị lây bệnh.
Khi mắc bệnh về viêm phế quản phổi bạn có quyền lựa chọn điều trị tại nhà hoặc điều trị y tế theo đơn. Nếu bệnh có diễn biến xấu thì cần tới bệnh viện thăm khám và theo dõi.
Viêm phế quản phổi do vi rút thường không cần điều trị y tế trừ khi có các bệnh lý nền nặng đi kèm. Bệnh thường có khả năng cải thiện trong hai tuần. Các nguyên nhân do vi khuẩn hoặc nấm gây viêm phế quản phổi để chữa khỏi cần có sự can thiệp, hỗ trợ của thuốc. Không dùng thuốc, viêm phế quản phổi có tái phát không? Hoàn toàn có thể nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm tình trạng bệnh có thể diễn biến xấu và tái phát vào nhũng lần sau.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản phổi của bạn. Đa số người bệnh bắt đầu cảm thấy bệnh tiến triển tốt hơn trong vòng 3-5 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh. Điều quan trọng là bạn phải kiên trì uống hết toàn bộ kháng sinh theo đơn để ngăn nhiễm trùng quay trở lại và đảm bảo bệnh khỏi hoàn toàn.
Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm vi rút như cúm, bác sĩ thường kê thuốc kháng vi rút để giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị. Với mỗi loại tác nhân và tình trạng của người bệnh bác sĩ sẽ kê các loại thuốc với liều lượng khác nhau:
>>Xem thêm các bài viết về Viêm phế quản phổi:
Dấu hiệu Viêm phế quản phổi ở trẻ em là gì?
Viêm phế quản phổi kiêng ăn gì?
Những điều quan trọng để phòng bệnh Viêm phế quản phổi
Viêm phế quản phổi có cần nhập viện không? Bệnh nhân có thể phải đến bệnh viện điều trị nội trú nếu tình trạng nhiễm trùng nặng và gặp một số triệu chứng sau đây:
Điều trị viêm phế quản phổi tại bệnh viện có thể bao gồm thuốc kháng sinh và dịch truyền tĩnh mạch. Nếu nồng độ oxy trong máu của người bệnh quá thấp, có thể nhận được liệu pháp tăng cường oxy để giúp chúng trở lại bình thường.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh trong trường hợp bé bị viêm phế quản phổi nhiễm trùng do vi khuẩn. Chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi tại nhà để giảm bớt các triệu chứng cũng là một bước quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng này. Đảm bảo rằng con bạn được uống đủ nước và nghỉ ngơi.
Bác sĩ thường đề nghị dùng Tylenol để giảm sốt. Một ống hít hoặc máy phun sương có thể được kê đơn để giúp giữ cho đường thở càng thông thoáng càng tốt. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể phải nhập viện để nhận những chất sau: Dung dịch IV, thuốc đặc trị viêm phế quản phổi, oxy, liệu pháp hô hấp. Luôn hỏi bác sĩ khoa nhi trước khi cho trẻ dùng thuốc ho. Các dòng thuốc trên thị trường thường không khuyến nghị cho trẻ em dưới 6 tuổi.Điều trị cho mẹ bầu, trẻ em trên 6 tuổi bằng PhytocineĐối với căn bệnh viêm phế quản phổi mãn tính việc chữa trị bằng thuốc kháng sinh là điều cần thiết. Tuy nhiên, để dứt điểm tận gốc rễ và ngăn ngừa tái phát bệnh thì việc sử dụng cây thuốc đông ý là mới là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả lâu dài.
Dựa vào nguyên tắc chữa bệnh viêm phế quản phổi trong Đông y là khôi phục các phế, thận, tạng tỷ, Phytocine được nghiên cứu và bào chế bằng các nguyên liệu tự nhiên giúp bảo vệ và phục hồi các phế nang, phế quản và phổi tốt hơn.
Các kháng sinh tự nhiên an toàn dùng được cho cả trẻ em trên 6 tuổi, các mẹ đang mang bầu và người lớn tuổi. Những người bị virus corona tấn công phổi bị ảnh hưởng cũng có thể sử dụng Phytocine để phục hồi chức năng của phổi, tăng sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể.
Các biện pháp chăm sóc đơn giản có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và phát triển bệnh viêm phế quản phổi là rửa sạch tay bằng xà phòng để các vi khuẩn, virut không có cơ hội thâm nhập vào cơ thể. Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người bị nhiễm bệnh và ở lâu trong môi trường có mầm bệnh.
Tiêm phòng cũng là phương pháp hữu ích giúp ngăn ngừa một số loại viêm phế quản phổi. Ngoài ra, bạn nên tiêm phòng cúm hàng năm, vì cúm có thể là tác nhân gây viêm phổi. Bệnh do vi khuẩn thông thường tấn công có thể được ngăn chặn bằng vắc-xin phế cầu khuẩn. Vắc-xin này có sẵn cho cả người lớn và trẻ em.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về triệu chứng của viêm phế quản phổi cũng như cách điều trị, phòng ngừa. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào xin liên hệ theo số hotline: 087.904.8866 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, giải đáp. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và mau chóng khỏi bệnh.